Tin tức

Tin tức
Hơn 4,3 triệu người già cần hỗ trợ chăm sóc
23/03/2024

Hơn 4,3 triệu người già cần hỗ trợ chăm sóc

Việt Nam có 12,58 triệu người cao tuổi (trên 60), trong đó hơn 4,3 triệu sống một mình hoặc cùng người dưới 15 tuổi cần hỗ trợ chăm sóc. Sáng 9/12, PGS.TS Giang Thanh Long, Viện trưởng Chính sách Công và Quản lý, Đại học Kinh tế quốc dân, công bố thông tin trên tại một cuộc họp báo ở Hà Nội. Đây là kết quả điều tra Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2021 do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện từ tháng 4 với hơn 305.000 hộ dân ở hơn 7.600 địa bàn trên cả nước.
Lợi ích của vắc xin phòng cúm đối với người cao tuổi
21/03/2024

Lợi ích của vắc xin phòng cúm đối với người cao tuổi

Cúm được ví như một 'cơn bão', vì có thể tấn công bất ngờ, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng. Lợi ích của vắc xin phòng cúm đối với người cao tuổi Nhiễm cúm khiến người cao tuổi đối diện với nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm Đặc biệt, đối với nhóm người cao tuổi, cúm mùa tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có những rủi ro nghiêm trọng vẫn chưa được nhận thức đầy đủ. Người cao tuổi và những hệ lụy nguy hiểm từ cúm mùa Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh nền và có hệ miễn dịch yếu, điều này làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nặng do cúm mùa. Cúm mùa đóng vai trò như tác nhân thúc đẩy, làm trầm trọng thêm các bệnh nền có sẵn, tăng nguy cơ nhập viện và tử vong ở nhóm đối tượng này. Cúm có thể tác động nặng nề đến hệ thống đa cơ quan ở người cao tuổi. Lợi ích của vắc xin phòng cúm mùa đối với người cao tuổi Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh lợi ích vượt trội của vắc xin cúm mùa đối với người cao tuổi: không chỉ ngăn ngừa bệnh, mà còn góp phần giảm thiểu các rủi ro do cúm mùa gây ra; đồng thời giảm nguy cơ nhập viện và tử vong vì cúm. Vắc xin giúp bảo vệ người cao tuổi khỏi nhiễm cúm và hơn thế nữa Vắc xin giúp bảo vệ người cao tuổi khỏi nhiễm cúm và hơn thế nữa Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, trong số những bệnh nhân nhập viện do cúm mùa, người đã tiêm vắc xin có nguy cơ vào phòng chăm sóc đặc biệt ICU thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong thấp hơn 31% so với người chưa tiêm phòng. Đối với người mắc bệnh nền mạn tính, vắc xin cúm giúp giảm nguy cơ các cơn đau tim từ 15 - 45%, giảm 48% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch >65 tuổi, 70% ở các bệnh nhân COPD, 58% ở nhóm bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, vắc xin cúm mùa có thể giúp giảm nguy cơ tử vong, nhồi máu cơ tim và tắc nghẽn stent ở những người mới bị nhồi máu cơ tim gần đây hoặc mắc bệnh mạch vành nguy cơ cao. Ngoài ra, tiêm ngừa cúm mùa còn có thể giúp người cao tuổi giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer) lên đến 40%. Lợi ích của vắc xin phòng cúm đối với người cao tuổi- Ảnh 3. Vắc xin phòng cúm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn là cách để người cao tuổi tham gia vào cuộc sống một cách trọn vẹn và tích cực Vì những lợi ích thiết thực đó, tiêm phòng cúm mùa hằng năm là biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo nhằm chủ động tăng cường "lá chắn" bảo vệ người cao tuổi nói riêng và cả cộng đồng nói chung, trước sự tấn công của cúm mùa. Đối với người cao tuổi, vắc xin cúm mùa không chỉ là sự bảo vệ sức khỏe mà còn là cách để họ tham gia vào cuộc sống một cách tích cực và đáng giá. Đối với trẻ em và người trưởng thành, tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt là trong mùa lễ hội và dịp Tết, là cách hiệu quả để trực tiếp bảo vệ bảo vệ bản thân, và gián tiếp bảo vệ ông bà, người cao tuổi trong nhà khỏi những tác động và hậu quả nghiêm trọng của cúm mùa. Nếu vẫn chưa tiêm cúm trong năm nay, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện tiêm phòng ngay khi có thể.
Chăm sóc sức khỏe mẹ trẻ em
21/03/2024

Chăm sóc sức khỏe mẹ trẻ em

Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe mẹ và bé. Với tỷ lệ tử vong ở người mẹ giảm 4 lần và tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm mạnh xuống còn một nửa trong những thập niên gần đây. Chỉ số sức khỏe mẹ và bé ở Việt Nam khả quan hơn so với các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương. Dù đã đạt được những tiến bộ như vậy, việc sinh con ở Việt Nam vẫn là một việc làm đầy rủi ro đối với nhiều phụ nữ và con của họ. Việc không được tiếp cận tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách đầy đủ trong thời gian mang thai, sinh nở và sau sinh chính là nguyên nhân gây ra 600 ca tử vong ở người mẹ và hơn 10.000 ca tử vong ở trẻ sơ sinh được ghi nhận ở Việt nam mỗi năm. Trẻ em vẫn không có được sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống, vì mỗi ngày có tới 100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được. Trong đó, nhóm người dân tộc thiểu số (chiếm 15% tổng dân số Việt Nam) có tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tử vong cao gấp 3,5 lần so với người Kinh. Hơn nữa, còn có nhiều trường về tử vong ở trẻ sơ sinh và thai chết lưu không được báo cáo, đặc biệt là ở vùng nông thôn miền núi nơi dân số chủ yếu là người dân tộc. Mặc dù trẻ sơ sinh ở Việt Nam có cơ hội sống sót tốt hơn bao giờ hết, phần lớn các trường hợp tử vong dưới 5 tuổi vẫn xảy ra trong năm đầu đời (82%) và tháng đầu tiên (61%). Giải pháp Giai đoạn gần đến kỳ sinh nở là một cột mốc quan trọng để ngăn chặn và kiểm soát những biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh. UNICEF đang cùng hợp tác với các cơ quan y tế địa phương tại Việt Nam để tăng cường một số phương pháp tiếp cận nhằm cứu sống trẻ. Bằng những biện pháp can thiệp đơn giản, Chăm sóc cần thiết cho trẻ sơ sinh đã phát triển thành một mô hình quan trọng và được nhân rộng trên toàn quốc từ năm 2015 đạt con số 9.000 nhân viên y tế tham gia và đảm bảo có thêm nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh được hưởng lợi từ việc bú mẹ trực tiếp hoàn toàn thông qua Phương pháp Cái ôm đầu tiên và Chăm sóc bà mẹ kiểu Kangaroo. Chúng tôi hỗ trợ thí điểm công nghệ thông tin để cập nhật và theo dõi các chỉ số của mẹ và con nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng như bệnh sởi, quai bị và rubella ở Việt Nam. Khi toàn cầu bắt đầu thực hiện chương trình nghị sự Mục tiêu Phát triển Bền vững, điều quan trọng là với sự hỗ trợ của UNICEF, Việt Nam sẽ có những tiến bộ đáng kể về độ bao phủ và chất lượng chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau khi sinh nhằm đạt được mục tiêu chấm dứt tình trạng tử vong ở mẹ và bé trước những tình huống có thể phòng ngừa được. UNICEF thúc đẩy phương pháp tiếp cận chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em toàn diện, dựa trên quyền, với tập trung hỗ trợ giảm bất bình đẳng giảm trong chăm sóc, tăng cường hệ thống y tế địa phương, lập kế hoạch có tính đến rủi ro và thực hành chăm sóc tại gia đình.
chiduong
Zalo
Hotline